QUY ĐỊNH VỀ KÝ TÊN, ĐÓNG DẤU CÁC GIẤY TỜ, TÀI LIỆU

QUY ĐỊNH VỀ KÝ TÊN, ĐÓNG DẤU CÁC GIẤY TỜ, TÀI LIỆU

Liệu bạn đã hiểu rõ về cách ký tên, đóng dấu trên các giấy tờ, tài liệu? Những con dấu, chữ ký đó đã đúng với quy định của pháp luật và liệu đã có đầy đủ giá trị sử dụng hay chưa? Cùng Dịch thuật An Nhiên chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nha.

– Chữ ký:

+ Các giấy tờ, tài liệu phải được người có thẩm quyền theo quy định ký (người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người thay mặt cho lãnh đạo, tập thể,…).

+ Dưới chữ ký phải được ghi rõ quyền hạn, chức vụ, chức danh, họ tên,…các thông tin khác tùy theo quy định của giấy tờ, cơ quan, đơn vị của người ký.

+ Đối với văn bản giấy khi ký tên phải dùng bút mực xanh, không dùng các loại mực dễ phai.

+ Đối với văn bản điện tử thì người ký sẽ thực hiện chữ ký số.

– Đóng dấu:

Dấu chữ ký, dấu treo hay dấu giáp lai thì đều phải tuân thủ các quy định như đóng dấu rõ ràng, ngay ngắn; đóng đúng chiều, dùng mực màu đỏ theo quy định.

+ Dấu giáp lai:

  • Đây là dấu được đóng khoảng giữa mép phải hoặc trái của văn bản.
  • Phụ lục từ 2 tờ trở lên để đảm bảo thông tin xác thực của văn bản.
  • Con dấu đóng trùm lên một phần các tờ giấy.

+ Dấu treo:

  • Đây là dấu do người có thẩm quyền đóng dấu lên trang đầu, trùm lên một phần của tên cơ quan, tổ chức, phụ lục kèm theo văn bản chính.
  • Dấu thường được đóng kèm theo các văn bản chính hoặc phụ lục.

+ Dấu chữ ký:

  • Đây là dấu của cơ quan, tổ chức được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền.
  • Dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái, văn bản chưa có chữ ký thì không được đóng dấu.